Trung thu sáng lồng đèn nội
Nguyễn Trang
Th 3 12/09/2017
6 phút đọc
Nội dung bài viết
Các doanh nghiệp nội đã giành lại thị trường lồng đèn Trung thu từ các đối thủ Trung Quốc như thế nào?
Các doanh nghiệp nội đã giành lại thị trường lồng đèn Trung thu từ các đối thủ Trung Quốc. Thị trường này ngày càng hướng đến các sản phẩm giàu giá trị truyền thống, tính gắn kết gia đình cao, phát triển kỹ năng tư duy cho trẻ...
Lồng đèn Trung Quốc “thất sủng”
Cách đây 4, 5 năm, khi nhắc đến lồng đèn Việt, hình dung duy nhất mà thị trường có được là những mẫu đèn giấy bóng kính xanh đỏ thiết kế đơn giản trên hình dạng các con vật, ngôi sao... Sự đơn giản đó, tất nhiên, nhanh chóng bị đè bẹp bởi làn sóng đèn pin nhiều màu, nhiều dạng từ Trung Quốc nhập về. Thị trường trung thu ngày đó, là sự lép vế đến tội nghiệp của lồng đèn truyền thống. Xóm lồng đèn, làng lồng đèn... từ Bắc chí Nam lần lượt thu nhỏ quy mô. “Giờ thì khác nhiều rồi, lồng đèn Trung Quốc “thất sủng” mấy năm gần đây”, chị Ái Lương, một tiểu thương đã có hơn mười năm kinh doanh lồng đèn trên phố Lương Nhữ Học, quận 5, TP.HCM cho biết.
Theo chị Lương, sở dĩ, có cuộc đổi chiều ngoạn mục này là do những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia thị trường, mang đến làn gió mới. Điểm mặt, có thể thấy sự lớn mạnh của lồng đèn sáng tạo KiBu, lồng đèn Kỹ Thuật Mới... Tham gia thị trường với nhiều sự sáng tạo, từ kiểu dáng đến vật liệu, những chiếc lồng đèn lắp ráp với nhiều kiểu dáng mới lạ độc đáo nhanh chóng được thị trường đón nhận. Không dừng lại ở việc chinh phục người dùng, sự hiện diện của lồng đèn sáng tạo còn kích thích những đơn vị làm lồng đèn truyền thống phải “cải tổ”, mang đến thị trường nhiều mẫu mã hơn, dù vật liệu vẫn dùng là tre và giấy bóng kính truyền thống.
Dạo một vòng quanh khu phố lồng đèn quận 5, TP.HCM, không khó để nhận thấy sự sôi động của thị trường này. Đó là những chiếc lồng đèn thú dể thương như gà , heo, mèo, chuột... Đó là lồng đèn kết hợp với trống để sau hết mùa trung thu, trẻ nhỏ vẫn dùng như món đồ chơi hằng ngày. Đây là những chiếc đèn không lắp ráp sẵn. Muốn chơi, phụ huynh phải “vào cuộc”, phải cùng trè nhỏ lắp ráp món đồ chơi của tháng Tám này.
Đặc biệt, năm nay thị trường có sự xuất hiện của lồng đèn ước mơ, một sản phẩm đầy tính sáng tạo và nhiều ý nghĩa. Dùng hai nhận vật Siêu Nhân và Công Chúa, đại diện cho hình tượng yêu thích của bé trai và bé gái, Lồng đèn mơ ước có nhiều mẫu cho các em lựa chọn như Siêu Nhân Mặt Trời, Siêu Nhân Hỏa Lực, Siêu Nhân Đại Dương, Công Chúa Thiên Nhiên, Công Chúa Hồng Hoa, Công Chúa Kiêu Kỳ. Ngay khi khởi động, trong tiếng nhạc Trung thu vui tươi, ánh đèn từ lồng đèn sẽ phản chiếu xuống dưới thành hình vầng trăng vàng rất đẹp. Hiện lên giữa vầng trăng là các hình ảnh về nghề nghiệp tương lai mà các bé có thể mơ ước, như họa sĩ, bác sĩ, kỹ sư, diễn viên múa... Đáng chú ý, những hình ảnh này không thể hiện ngoài bao bì, các bé chỉ thấy khi lắp ráp xong và chơi, nên suy nghĩ về mơ ước sẽ rất bất ngờ.
Giữ vững thị trường
“Để giúp cho người tiêu dùng Việt Nam dễ dàng tiếp cận với sản phẩm Việt Nam cũng như hạn chế cho các trẻ nhỏ sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không an toàn, không có ý nghĩa, không có giá trị giáo dục. Ngoài việc đầu tư sản phẩm phải độc đáo sáng tạo, phải có một hệ thống phân phối bài bản và tạo độ phủ thật tốt ”, bà Lâm Thụy Nguyên Hồng, CEO, Giám đốc Sáng tạo Công ty Cổ phần Mỹ Thuật Gia Long, đơn vị sở hữu thương hiệu lồng đèn sáng tạo Kibu chia sẻ.
Bà Hồng còn cho biết ngoài showroom 63 Lý Chính Thắng từ trước đến nay, năm nay bà phát triển thêm hai showroom mới ở 175 Hải Thượng Lãng Ông, quận 5, TP.HCM và 30 Lương Văn Can, Hà Nội. Đến thời điểm này bà đã phát triển hơn 1500 điểm bán bao gồm các nhà sách, siêu thị,của hàng mẹ và bé, các khu vui chơi, cửa hàng đồ chơi, bách hóa trên toàn quốc. Dự định đến năm 2020 sẽ đạt 3.000 điểm bán hàng các sản phẩm của KIBU.
Mỗi sản phẩm lồng đèn của KIBU đều đã đăng ký bản quyền, tức là sản phẩm phải đảm bảo là công ty tự nghiên cứu, thiết kế và sản xuất. |
Bà Hồng cũng cho biết, mỗi sản phẩm của KIBU đều đã đăng ký bản quyền, tức là sản phẩm phải đảm bảo là công ty tự nghiên cứu, thiết kế và sản xuất. Từ đầu vào, nguyên vật liệu, khâu sản xuất đều được kiểm định kĩ càng để có thể bày bán trong các siêu thị. Bởi những sản phẩm không rõ chứng từ khó mà vào được hệ thống siêu thị lớn.
Bên cạnh hệ thống phân phối, chiến lược về giá cũng phải tìm nhiều giải pháp sản xuất để đưa ra thị trường giá cạnh tranh. Đơn cử, nếu như những chiếc lồng đèn Ước mơ, rất nhiều phụ kiện, vật liệu đắt tiền có giá 190.000 đồng thì giá bán hiện tại của mỗi chiếc lồng đèn thú xinh, bằng giấy, lắp ráp có đèn kết hợp nhiều vật liệu cao cấp lại có thêm bao bì nhìn rất cao cấp và hoàn tráng mà chỉ có 28.000 đồng. Mức giá này không quá đắt đỏ với thu nhập của đại đa số người dùng.
Thực tế, khi KIBU thiết kế mức giá này, còn hướng đến đối tượng doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức xã hội, trường học... Mỗi năm, nhiều tổ chức thường có các hoạt động thiện nguyện, tặng quà cho trẻ em hay trường học tổ chức cho hoạt động lể hội Trung Thu cho các bé với số lượng nhiều . Mức giá này sẽ thích hợp cho những chương trình như vậy. “Điều quan trọng là khi trao tặng chiếc đèn lắp ráp thú xinh giá rất “mềm” này, chúng ta không chỉ mang đến một món đồ chơi cho trẻ ngày Trung Thu mà còn cho chúng công cụ để phát huy tính sáng tạo, phát triển các kỷ năng tư duy và còn là cơ hội để mọi người được gắn kết nhiều hơn”.
Theo báo nhịp cầu đầu tư : http://nhipcaudautu.vn/doanh-nghiep/trung-thu-sang-long-den-noi-3320130/
Minh Khuê